Pages

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Tổng quan quá trình xây dựng thương hiệu Việt Nam

Trên thị trường quốc tế, Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản… và chất lượng của các mặt hàng này ngày cũng càng tăng. Tuy nhiên, tới 90% hàng Việt Nam phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Do đó, người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam. Đây là một sự yếu kém thua thiệt lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Trên thị trường nội địa, hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam với chiến lược phát triển thương hiệu đi vào chiều sâu. Riêng các công ty đa quốc gia, ngoài việc tăng cường quảng bá thương hiệu của mình tại Việt Nam, một số công ty bắt đầu “khai thác” cả thương hiệu Việt Nam, bằng cách bỏ tiền mua các thương hiệu nổi tiếng khác và khai thác một cách có bài bản. Điển hình là Unilever mua thương hiệu thuốc đánh răng P/S với giá 5 triệu USD và sau đó đổi mới hình ảnh đưa P/S trở thành một thương hiệu lớn của công ty tại Việt Nam. Unilever cũng đã chớp cơ hội để đầu tư khai thác chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” với sản phẩm nước mắm Knor Phú Quốc.

Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, sức mạnh thương hiệu Việt, chợ hàng Việt, tình yêu thương hiệu Việt, chất lượng, hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt-Nam-chất-lượng-cao, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, chợ-hàng-Việt, tình-yêu-thương-hiệu Việt, chất-lượng, hàng-Việt


Bên cạnh đó, chi phí quảng cáo truyền thông xây dựng thương hiệu lớn và hoạt động chưa hiệu quả khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa tạo được sức mạnh cho thương hiệu của mình. Rất ít thương hiệu Việt có được ý tưởng tổng thể giúp hợp nhất tất cả các hoạt động truyền thông thành một hình ảnh thương hiệu nhất quán. Một mẫu quảng cáo tạp chí có thể rất tuyệt, nhưng nó không tạo ra sự tương đồng nào với mẫu bao bì của doanh nghiệp. Biển quảng cáo tấm lớn chẳng có liên hệ gì với danh thiếp công ty. Và câu slogan có thể phù hợp với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào hay thậm chí cả thương hiệu ở phân khúc kinh doanh khác.

Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu mà trước tiên là đăng ký sở hữu đối với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, giữ gìn uy tín và hình ảnh thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số thương hiệu Việt Nam bị “chiếm đoạt” tại thị trường nước ngoài.

Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, sức mạnh thương hiệu Việt, chợ hàng Việt, tình yêu thương hiệu Việt, chất lượng, hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt-Nam-chất-lượng-cao, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, chợ-hàng-Việt, tình-yêu-thương-hiệu Việt, chất-lượng, hàng-Việt


Một vấn đề đáng chú ý nữa là, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều vụ sản xuất, buôn bán nhập khẩu… hàng nhái, hàng giả, nhãn hiệu đã bị phát hiện và được xử lý, nhưng tệ nạn này vẫn chưa được đẩy lùi.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thương hiệu Việt ngày càng nhận được sự quan tâm và phát triển. Ngày nay, nếu bạn xây dựng một thương hiệu tốt, thế giới sẽ biết đến và trả lời nó. Có rất nhiều cơ hội trong thập kỷ tới đây cho Việt Nam tiếp tục theo đuổi và đưa lộ trình xây dựng thương hiệu lên một tầm cao mới.

Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, sức mạnh thương hiệu Việt, chợ hàng Việt, tình yêu thương hiệu Việt, chất lượng, hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt-Nam-chất-lượng-cao, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, chợ-hàng-Việt, tình-yêu-thương-hiệu Việt, chất-lượng, hàng-Việt

Cùng với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, thương hiệu Việt có cơ hội phát triển mạnh hơn với nhiều mô hình mới. Một trang web thương mại điện tử hội tụ hơn 10.000 thương hiệu Việt Nam chất lượng như Lovie.vn chắc chắn sẽ góp phần lớn vào sự phát triển thương hiệu ở Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét