Pages

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng ½ một thương hiệu Malaysia

Đối với mỗi doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là một cụm từ rất mơ hồ về khả năng đánh giá, nhưng cũng vô cùng quan trọng, bởi nó chính là danh tiếng của doanh nghiệp sau này.
Vậy yếu tố nào quyết định giá trị một thương hiệu?

Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành: việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu, sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Theo công bố của Brand Finance, hầu hết thương hiệu đắt giá tại Việt Nam đều là những thương hiệu rất thông dụng, được nhiều người biết tới như Vinamilk, Viettel, Mobifone, FPT, Vietcombank,...
thương hiệu Việt chất lượng, giá trị thương hiệu, lovie, tình yêu thương hiệu Việt, sức mạnh thương hiệu Việt, giá trị, thương-hiệu-Việt-chất-lượng, giá-trị-thương-hiệu, lovie, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, giá-trị

Giá trị thương hiệu nằm trong các yếu tố vô hình của các công ty. Đáng tiếc là tại Việt Nam, phần yếu tố này đang bị xem nhẹ. Các yếu tố vô hình mới chỉ đóng góp 38% trong tổng giá trị một doanh nghiệp Việt Nam, trong khi tỉ lệ này trung bình trên thế giới là 53%.

Chẳng hạn với Vinamilk, tỷ lệ này chỉ ở mức 23%. Một số ngành hàng tiêu dùng có độ nhận biết cao cũng có tỉ lệ tốt hơn, như Vinacafe, tỉ lệ giá trị vô hình trên tổng giá trị công ty đạt 36%.

Ngược lại là nhóm ngành sản xuất. Thép Hòa Phát, một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành thép Việt Nam, giá trị thương hiệu không đáng kể khi chỉ đáng 5% trên tổng giá trị doanh nghiệp.

“Nếu tỷ lệ này cao, chính thương hiệu đã tạo nên doanh số cho doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này thấp, cần xem lại tiền cho quảng bá thương hiệu đang đầu tư thế nào”, ông Samir Dixit - Giám đốc Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Brand Finance, cho biết.

Tổng giá trị thương hiệu toàn cầu là 7.000 tỷ đô, tăng 11%. So với tỷ lệ quốc tế, đáng lẽ Việt Nam phải tăng mạnh hơn vì mô hình kinh tế ở mức thấp, nhưng tổng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam là 67,3 tỷ USD – không tăng trưởng. Chưa kể đến giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam sụt giảm tới 18%, từ 172 tỷ USD năm 2014 xuống còn 139,5 tỷ USD năm 2015.

thương hiệu Việt chất lượng, giá trị thương hiệu, lovie, tình yêu thương hiệu Việt, sức mạnh thương hiệu Việt, giá trị, thương-hiệu-Việt-chất-lượng, giá-trị-thương-hiệu, lovie, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, giá-trị


“Điều này có nghĩa chúng ta không cạnh tranh được với các thương hiệu toàn cầu. Khi thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam, việc giữ miếng bánh thị phần của doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn nhiều”, ông Samir nói.

Ông Samir dẫn chứng, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 ở Việt Nam là 5,5 tỷ USD. “Một thương hiệu như Petronas của Malaysia đã gần gấp đôi con số này”.

Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp nội địa cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc xây dựng thương hiệu – tài sản vô hình quan trọng nhất để tạo ra những giá trị lớn cho bản thân doanh nghiệp đó, cũng như cho các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác, khách hàng hay công chúng nói chung.

Không những thế, cần phải chú ý đến việc xây dựng thương hiệu Việt, tạo khối thương hiệu vững mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu của nước ngoài, tăng giá trị của các thương hiệu nội địa.

<Sưu tầm>

0 nhận xét:

Đăng nhận xét