Pages

LOVIE – Bước đột phá mới cho nền tảng thương mại điện tử Việt Nam B2B, B2C

Lovie khát khao mang tới những sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp với những tính năng vượt trội.

TPP: Thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với 96% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là DN nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Tổng quan quá trình xây dựng thương hiệu Việt Nam

Ngày nay, nếu bạn xây dựng một thương hiệu tốt, thế giới sẽ biết đến và trả lời nó.

Lovie – Miền đất hứa cho các lập trình viên, nhà thiết kế, video makers và các thương hiệu Việt

Lovie.vn mang đến một môi trường năng động và hấp dẫn cho sự phát triển công nghệ, kỹ thuật ở Việt Nam mang tên Lovie Challenge

50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng ½ một thương hiệu Malaysia

Chúng ta không cạnh tranh được với các thương hiệu toàn cầu. Khi thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam, việc giữ miếng bánh thị phần của doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn nhiều

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam

Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đã khá quen thuộc với những tên tuổi như chodientu.vn, vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, 123mua.vn... Có thể nói họ là những người đi đầu từng có lượng truy cập lớn và doanh thu cao, tuy nhiên với sự xuất hiện những cái tên mới như Lazada, Zalora từ nước ngoài và nhiều đối tượng chuẩn bị ra nhập đã và đang thay đổi cục diện thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.


Ông lớn Lazada và cuộc chơi thương mại điện tử Việt.
Lazada hay Zalora có lẽ là những cái tên đang được giới tiêu dùng qua kênh trực tuyến nhắc đến thường xuyên như những nhà cung ứng hàng hóa với quy mô lớn. Sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Lazada.vn đã chính thức chiếm ngôi vương trên thị trường thương mại điện tử với 36% thị phần, theo báo cáo Thương mại điện tử 2014 từ Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (Bộ Công Thương).

Sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu này đã tạo sức hút khiến nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Đáng chú ý là sự xuất hiện của “ông lớn” trong nước Vingroup. Công ty này dấn thân vào lĩnh vực thương mại điện tử với việc thành lập VinEcom, có vốn điều lệ lên đến hơn 1.000 tỉ đồng. Theo hầu hết chuyên gia trong ngành bán lẻ, VinEcom có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất của Lazada (đặc biệt là về tiềm lực tài chính) trong thời gian tới, sau khi “đại gia” ngoại này đã bỏ xa các đối thủ nội địa. 

Khối nội vốn gặp khó
Đó là những đối thủ từng có lượng truy cập nhiều và doanh thu cao một thời như chodientu.vn, vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, 123mua.vn... Có thể nhìn thấy, trước khi Lazada chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam, thương mại điện tử cũng đã hiện diện hơn chục năm tại đây. Lúc đó, các tên tuổi nội địa vừa kể gần như hoàn toàn làm chủ thị trường.

Tuy nhiên, doanh thu của các sàn giao dịch 5 năm về trước vẫn còn thấp. Chẳng hạn, trong năm 2011, các sàn đạt doanh thu khoảng 111 tỉ đồng, chủ yếu do thu phí từ thành viên tham gia sàn giao dịch (84%). Lý do giải thích cho giá trị giao dịch thấp là vì hệ thống hạ tầng công nghệ chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng chưa tin tưởng nhiều vào loại hình kinh doanh này. Sở dĩ như vậy là do nhiều trang quản lý chưa tốt nên chất lượng hàng hoá không đúng như quảng cáo ban đầu, chính sách đổi hay trả hàng còn nhiều bất lợi cho người tiêu dùng, thời gian giao hàng chậm hay quy trình đặt hàng và thanh toán phức tạp. Thậm chí, ở nhiều sàn giao dịch, các thành viên tham gia phải trả phí cao dù có bán được hàng hay không.

Những rào cản trên lại gây tác động tiêu cực trở lại cho các sàn giao dịch. Điều này khiến cho nhiều cái tên biến mất khỏi thị trường vài năm trước, chủ yếu do không cân đối được thu chi. Chẳng hạn như daugia247.com, b2bvietnam.com, vnemart.com, gophatdat.com...

Rõ ràng, ngay chính trong sân chơi nhỏ và chỉ có các nhà đầu tư nội địa với nhau, sự cạnh tranh cũng đã diễn ra rất khốc liệt. Nếu không có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ cho thời kỳ đầu, các doanh nghiệp sẽ khó lòng chịu nổi áp lực chi phí đầu tư quá lớn trong khi nguồn thu chưa rõ ràng.

Sân chơi của Lazada
Sức nóng của các cuộc cạnh tranh giành thị phần trên sàn giao dịch điện tử vừa đề cập càng có cơ hội lan toả mạnh hơn khi các “ông lớn” của nước ngoài bắt đầu hiện diện. Trong số các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thương mại điện tử Việt Nam, không thể bỏ qua Tập đoàn Rocket Internet của Đức với 2 website đình đám là Lazada.vn và Zalora.vn. Mới đây, Lazada.vn đã vươn lên giành lấy ngôi vương với 36% thị phần vào năm 2014, chính thức đánh bật nhiều đối thủ nội địa vốn một thời chiếm lĩnh thị trường như chodientu.vn và vatgia.com. Hiện tại, vatgia.com chỉ còn 3,3% thị phần so với mức 15% của năm 2013. Còn chodientu.vn đã đánh mất vị trí dẫn đầu khi lao dốc không phanh từ mức 29% thị phần xuống còn 1,2%, báo cáo Thương mại điện tử 2014 cho hay.

Sự soán ngôi đột ngột này dù sẽ khiến cho một số người giật mình. Tuy nhiên, một chuyên gia trong ngành bán lẻ (không muốn nêu tên) cho biết trong giai đoạn định hình thương hiệu này, ai không đủ tiềm lực tài chính sẽ khó sống sót. Và Lazada.vn như cậu công tử bột không quá phải bận tâm về chuyện tiền bạc khi Rocket Internet thu hút được lượng vốn khổng lồ đều đặn.

Theo đó, Rocket Internet liên tục bổ sung vốn để đầu tư cho các website thương mại điện tử do họ sở hữu. Ví dụ, đầu tháng 12.2013, công ty này kêu gọi thành công thêm 120 triệu USD cho Zalora (Đông Nam Á) và Iconic (Úc). Còn Lazada ở 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia thì đã thu hút gần 500 triệu USD tính đến cuối năm 2013.


Với tiềm lực này, Lazada đã mạnh tay chi cho tiếp thị trực tuyến, nên càng dễ tiếp cận người tiêu dùng. Không quá khó để nhận thấy điều này khi nhiều trang thông tin điện tử lớn đều có gắn thông điệp quảng bá sản phẩm của Lazada với mức chiết khấu khá cao, thậm chí trên 50% so với giá gốc. Chính sách đổi trả hàng cũng linh hoạt hơn khi có đến 30 ngày để đổi trả sản phẩm và thậm chí là cho đổi sản phẩm ngay cả khi không ưng ý, chứ không phải do sản phẩm bị lỗi; thời gian giao hàng cũng nhanh hơn so với nhiều đối thủ.

Những điều này giúp cho Lazada nhanh chóng thu hút được khách hàng và đạt doanh thu gần 600 tỉ đồng trong tổng số doanh thu hơn 1.600 tỉ đồng của các sàn giao dịch năm 2014. Tuy vậy, có không ít người lo ngại về sự cân đối trong chi phí đầu tư, vận hành, marketing và lợi nhuận mà Lazada.vn thu về. Nhiều chuyên gia cho rằng chủ đầu tư của website này đang đánh đổi lợi nhuận để làm chủ thị trường Việt Nam khi bỏ ra chi phí quá lớn, nhất là chi phí tiếp thị trực tuyến.

Cũng trong cuộc chiến giành thị phần, một số tên tuổi đã tỏ ra đuối sức như vatgia.com và chodientu.vn như đề cập ở trên. Một số thương hiệu Việt Nam khác lại đang củng cố thị phần bằng cách gia tăng nguồn lực tài chính thông qua tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như Sendo.vn (14,4% thị phần) và Tiki.vn (5,4%) cũng đã có sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư chiến lược mang quốc tịch ngoại.

Theo đó, chủ đầu tư của trang Sendo.vn vừa công bố thông tin hợp tác đầu tư chiến lược với 3 tập đoàn dịch vụ internet hàng đầu của Nhật (SBI Holdings, Econtext ASIA, BEENOS). Còn Tiki.vn thì hợp tác với 2 đối tác đến từ Nhật khác là Quỹ đầu tư Sumitomo và CyberAgent Ventures. “Sự hợp tác này không những giúp 2 sàn điện tử nói trên tăng cường năng lực tài chính mà còn cải thiện đáng kể khả năng quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng, quản trị tài chính” ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám đốc Tiki.vn, trả lời NCĐT.

Từ những tình huống trên, có thể thấy nếu không có tiềm lực tài chính mạnh, sẽ rất khó để trụ lại trong môi trường cạnh tranh phải từ bỏ lợi nhuận để có được thị phần này. Đó là lý do mà nhiều người tin rằng trong số những thành viên đã và đang gia nhập, VinEcom mới là đối thủ cân sức với Lazada.vn.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Xây dựng thương hiệu gạo Việt nhìn từ… thỏi sô cô la Bỉ

Chia sẻ trong phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư vào nông nghiệp” tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu Việt Nam 2015 mới đây, ông Richard Gilmore - Tổng giám đốc Tập đoàn GIC cho hay, thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt tiêu... Tuy nhiên, các ngành này chủ yếu là xuất thô, chưa có thương hiệu trên thế giới và dễ bị tổn thương.

Lovie, thương hiệu Việt, gạo Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thương-hiệu-Việt, gạo-Việt-Nam, xây-dựng-thương-hiệu
Theo ông Richard, nếu như cách đây vài năm, Việt Nam xuất khẩu gạo với giá 400 USD/tấn thì Ấn Độ xuất khẩu với giá 600 USD/tấn. Như vậy, với giá xuất khẩu trên, người nông dân Ấn Độ đang thu được nhiều tiền hơn nông dân Việt Nam.

“Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác vận chuyển hàng hóa. Nếu các quốc gia khác như Thái Lan có nhiều sản phẩm, nhãn hiệu thì Việt Nam cũng hoàn toàn tạo ra thương hiệu lớn trên thế giới từ mặt hàng gạo. Việt Nam nên hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm” - ông Richard nói.

Bên cạnh đó, ông Richard cũng cho rằng, Việt Nam đứng vị trí thứ nhất, thứ hai về xuất khẩu nông sản trên thế giới nhưng ngành nông nghiệp đang phải gặp phải đối mặt khác biệt so với các quốc gia khác. Sự khác biệt này chính là vấn đề hóa chất, thuốc trừ sâu, năng suất lao động thấp, chưa có nhiều áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề hóa chất, thuốc trừ sâu… khiến gạo Việt Nam mất đi chỗ đứng trên thế giới. Giá gạo xuất khẩu ngày càng giảm. Và hệ quả của nó là người nông dân vốn đã chịu thiệt lại càng thêm khó khăn. Do vậy, để giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Cũng trong phần thảo luận tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho hay, mặc dù không phải là một quốc gia có lợi thế về nông nghiệp nhưng Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lúa gạo và thủy sản.

Tuy nhiên, ngành lúa gạo đang gặp khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm, gạo Việt Nam chịu cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới.

Ông Doanh lo ngại, trong thời gian tới khi hội nhập sâu rộng hơn, ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những ngành vốn được coi là thế mạnh sẽ gặp khó khi cạnh tranh gia tăng.

Lovie, thương hiệu Việt, gạo Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thương-hiệu-Việt, gạo-Việt-Nam, xây-dựng-thương-hiệu

“Tới đây, chúng tôi tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, quan tâm đến các ngành hàng có chuỗi giá trị cao, gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau, đồng thời xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn như mới đây, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Theo đó, đến năm 2020 có 20% gạo xuất khẩu thương hiệu Việt Nam” – Thứ trưởng Doanh cho biết.

Còn theo ông Michael Louis Rosen - Phó Chủ tịch PAN Group, nông nghiệp là lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam và Việt Nam có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển lâu dài. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để tận dụng được tiềm năng và lợi thế?

Liên quan đến câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, ông Michael đưa ra ví dụ về thỏi sô cô la mang thương hiệu Bỉ nhưng có nguồn gốc từ cacao của Việt Nam.

Lovie, thương hiệu Việt, gạo Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thương-hiệu-Việt, gạo-Việt-Nam, xây-dựng-thương-hiệu

“Tôi đưa ra ví dụ về thỏi sô cô la mang thương hiệu Bỉ, được làm từ nguyên liệu là cacao của Việt Nam để các bạn thấy rằng, rõ ràng Việt Nam có cơ hội, có nguồn nguyên liệu nhưng tại sao lại không có thỏi sô cô la mang thương hiệu Việt Nam? Vấn đề ở đây chính là giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn thấp” – ông Michael chia sẻ.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Elovie – website bán lẻ với sự hội tụ của các thương hiệu Việt uy tín

Hàng giả là vấn nạn gây nhức nhối cho xã hội, khiến người dân hoang mang, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp, làm thất thu thuế của Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập, hoạt động này cũng đang làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 Elovie, tình yêu thương hiệu Việt, thương mại điện tử, mua hàng Việt Nam, hàng việt nam chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, thương-mại-điện-tử, mua-hàng-Việt-Nam, hàng-việt-nam-chất-lượng, bảo-vệ-người-tiêu-dùng

Hiện nay, nhiều thương hiệu Việt với những sản phẩm chất lượng đang phải gồng mình cạnh trang với hàng loạt các sản phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái tràn lan, lẫn lộn; người tiêu dùng loay hoay không biết nên mua sắm sao cho an toàn, đảm bảo.

Với mong muốn làm cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng, Lovie tạo ra một sàn thương mại điện tử B2C mang tên Elovie hội tụ những thương hiệu Việt Nam uy tín, chất lượng, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Elovie, tình yêu thương hiệu Việt, thương mại điện tử, mua hàng Việt Nam, hàng việt nam chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, thương-mại-điện-tử, mua-hàng-Việt-Nam, hàng-việt-nam-chất-lượng, bảo-vệ-người-tiêu-dùng


Elovie hướng tới trở thành website bán lẻ tốt nhất Việt Nam, giúp người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm của Việt Nam, hàng Việt Nam chất lượng cao và đồng thời giúp quảng bá thương hiệu Việt uy tín, chất lượng.

Với kỳ vọng đến năm 2016 hội tụ 1000 nhà cung cấp có Thương hiệu Việt và 1.000.000 thành viên đăng ký website, Elovie sẽ tạo ra một môi trường mua sắm an toàn, nhanh chóng cho người Việt và hỗ trợ quảng bá thương hiệu Việt uy tín.

Là một website chuyên về lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Việt Nam, hội tụ các thương hiệu Việt Nam chất lượng và uy tín trên thị trường. Đây là nơi người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng với sự đảm bảo thương hiệu từ chính các nhà cung cấp Việt.

Elovie, tình yêu thương hiệu Việt, thương mại điện tử, mua hàng Việt Nam, hàng việt nam chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, thương-mại-điện-tử, mua-hàng-Việt-Nam, hàng-việt-nam-chất-lượng, bảo-vệ-người-tiêu-dùng


Bên cạnh đó, Lovie.vn còn phát triển các tính năng tiện ích khác, theo đó, người tiêu dùng có thể thoải mái bày tỏ sự thích thú và ý kiến của mình với doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ được đánh giá các thương hiệu trên Elovie sau khi sử dụng, đồng thời được giới thiệu những thương hiệu Việt chất lượng khác chưa có trên Elovie và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. Người tiêu dùng sẽ có tiếng nói hơn và góp phần xây dựng thương hiệu chất lượng cho Việt Nam.

Lovie.vn tạo ra một thị trường hàng hóa riêng biệt, đẳng cấp, chất lượng nhất Việt Nam, là công cụ giúp các Thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra toàn cầu.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng ½ một thương hiệu Malaysia

Đối với mỗi doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là một cụm từ rất mơ hồ về khả năng đánh giá, nhưng cũng vô cùng quan trọng, bởi nó chính là danh tiếng của doanh nghiệp sau này.
Vậy yếu tố nào quyết định giá trị một thương hiệu?

Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành: việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu, sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Theo công bố của Brand Finance, hầu hết thương hiệu đắt giá tại Việt Nam đều là những thương hiệu rất thông dụng, được nhiều người biết tới như Vinamilk, Viettel, Mobifone, FPT, Vietcombank,...
thương hiệu Việt chất lượng, giá trị thương hiệu, lovie, tình yêu thương hiệu Việt, sức mạnh thương hiệu Việt, giá trị, thương-hiệu-Việt-chất-lượng, giá-trị-thương-hiệu, lovie, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, giá-trị

Giá trị thương hiệu nằm trong các yếu tố vô hình của các công ty. Đáng tiếc là tại Việt Nam, phần yếu tố này đang bị xem nhẹ. Các yếu tố vô hình mới chỉ đóng góp 38% trong tổng giá trị một doanh nghiệp Việt Nam, trong khi tỉ lệ này trung bình trên thế giới là 53%.

Chẳng hạn với Vinamilk, tỷ lệ này chỉ ở mức 23%. Một số ngành hàng tiêu dùng có độ nhận biết cao cũng có tỉ lệ tốt hơn, như Vinacafe, tỉ lệ giá trị vô hình trên tổng giá trị công ty đạt 36%.

Ngược lại là nhóm ngành sản xuất. Thép Hòa Phát, một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành thép Việt Nam, giá trị thương hiệu không đáng kể khi chỉ đáng 5% trên tổng giá trị doanh nghiệp.

“Nếu tỷ lệ này cao, chính thương hiệu đã tạo nên doanh số cho doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này thấp, cần xem lại tiền cho quảng bá thương hiệu đang đầu tư thế nào”, ông Samir Dixit - Giám đốc Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Brand Finance, cho biết.

Tổng giá trị thương hiệu toàn cầu là 7.000 tỷ đô, tăng 11%. So với tỷ lệ quốc tế, đáng lẽ Việt Nam phải tăng mạnh hơn vì mô hình kinh tế ở mức thấp, nhưng tổng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam là 67,3 tỷ USD – không tăng trưởng. Chưa kể đến giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam sụt giảm tới 18%, từ 172 tỷ USD năm 2014 xuống còn 139,5 tỷ USD năm 2015.

thương hiệu Việt chất lượng, giá trị thương hiệu, lovie, tình yêu thương hiệu Việt, sức mạnh thương hiệu Việt, giá trị, thương-hiệu-Việt-chất-lượng, giá-trị-thương-hiệu, lovie, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, giá-trị


“Điều này có nghĩa chúng ta không cạnh tranh được với các thương hiệu toàn cầu. Khi thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam, việc giữ miếng bánh thị phần của doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn nhiều”, ông Samir nói.

Ông Samir dẫn chứng, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 ở Việt Nam là 5,5 tỷ USD. “Một thương hiệu như Petronas của Malaysia đã gần gấp đôi con số này”.

Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp nội địa cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc xây dựng thương hiệu – tài sản vô hình quan trọng nhất để tạo ra những giá trị lớn cho bản thân doanh nghiệp đó, cũng như cho các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác, khách hàng hay công chúng nói chung.

Không những thế, cần phải chú ý đến việc xây dựng thương hiệu Việt, tạo khối thương hiệu vững mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu của nước ngoài, tăng giá trị của các thương hiệu nội địa.

<Sưu tầm>

Lovie Challenges – Miền đất hứa cho các lập trình viên, nhà thiết kế, video makers và các thương hiệu Việt.

Thực tế ở các nước phát triển, việc nâng cao sức mạnh phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn đến yếu tố công nghệ, mà nhân tố quyết định của công nghệ lại là yếu tố sáng tạo của con người được biểu hiện qua các sáng chế, sáng kiến, giải pháp công nghệ,… có khả năng ứng dụng cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, để xây dựng và phát triển thương hiệu Việt lên tầm cao mới, việc tạo điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển sự sáng tạo của con người là rất cần thiết.

Lovie, cuộc thi lập trình, cuộc thi thiết kế, thương hiệu Việt, lovie challenge, cuộc thi làm video, khơi nguồn sáng tạo, cuộc-thi-lập-trình, cuộc-thi-thiết-kế, thương-hiệu-Việt, lovie-challenge, cuộc-thi-làm-video, khơi-nguồn-sáng-tạo

Để phục vụ mục tiêu phát triển thương hiệu Việt, không chỉ đơn giản là một mạng lưới bán hàng trực tuyến hiện đại nhất cả nước hội tụ các thương hiệu Việt uy tín, chất lượng; Lovie.vn còn mang đến một môi trường năng động và hấp dẫn cho sự phát triển công nghệ, kỹ thuật ở Việt Nam mang tên Lovie Challenge.

Lovie Challenge hướng vào giới trẻ Việt Nam, đầy sáng tạo, thông minh, khát khao thử thách và khám phá. Họ là những người chủ công nghệ tương lai, hứa hẹn đem đến nhiều đóng góp có ích cho cộng đồng và xã hội. Lovie.vn tạo ra một sân chơi riêng về công nghệ nhằm tạo động lực, giúp những người đam mê công nghệ thể hiện tài năng và bản lĩnh của mình.

Lovie, cuộc thi lập trình, cuộc thi thiết kế, thương hiệu Việt, lovie challenge, cuộc thi làm video, khơi nguồn sáng tạo, cuộc-thi-lập-trình, cuộc-thi-thiết-kế, thương-hiệu-Việt, lovie-challenge, cuộc-thi-làm-video, khơi-nguồn-sáng-tạo


Với các cuộc thi của Lovie Challenge cùng sự tài trợ từ những thương hiệu Việt nổi tiếng, các nhà thiết kế, các lập trình viên sẽ có cơ hội được hợp tác phát triển sự nghiệp cùng Lovie và nhận được nhiều giải thưởng lớn.

Với Lovie Challenge, Lovie.vn kỳ vọng sẽ mở ra một “đấu trường” mới mẻ và hấp dẫn, nơi những đột phá về công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật được bùng nổ.  Lovie Challenge là một mảnh đất hứa cho các tài năng Việt được thỏa sức sáng tạo và tỏa sáng trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và uy tín.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Tổng quan quá trình xây dựng thương hiệu Việt Nam

Trên thị trường quốc tế, Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản… và chất lượng của các mặt hàng này ngày cũng càng tăng. Tuy nhiên, tới 90% hàng Việt Nam phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài. Do đó, người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam. Đây là một sự yếu kém thua thiệt lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

Trên thị trường nội địa, hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam với chiến lược phát triển thương hiệu đi vào chiều sâu. Riêng các công ty đa quốc gia, ngoài việc tăng cường quảng bá thương hiệu của mình tại Việt Nam, một số công ty bắt đầu “khai thác” cả thương hiệu Việt Nam, bằng cách bỏ tiền mua các thương hiệu nổi tiếng khác và khai thác một cách có bài bản. Điển hình là Unilever mua thương hiệu thuốc đánh răng P/S với giá 5 triệu USD và sau đó đổi mới hình ảnh đưa P/S trở thành một thương hiệu lớn của công ty tại Việt Nam. Unilever cũng đã chớp cơ hội để đầu tư khai thác chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” với sản phẩm nước mắm Knor Phú Quốc.

Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, sức mạnh thương hiệu Việt, chợ hàng Việt, tình yêu thương hiệu Việt, chất lượng, hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt-Nam-chất-lượng-cao, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, chợ-hàng-Việt, tình-yêu-thương-hiệu Việt, chất-lượng, hàng-Việt


Bên cạnh đó, chi phí quảng cáo truyền thông xây dựng thương hiệu lớn và hoạt động chưa hiệu quả khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa tạo được sức mạnh cho thương hiệu của mình. Rất ít thương hiệu Việt có được ý tưởng tổng thể giúp hợp nhất tất cả các hoạt động truyền thông thành một hình ảnh thương hiệu nhất quán. Một mẫu quảng cáo tạp chí có thể rất tuyệt, nhưng nó không tạo ra sự tương đồng nào với mẫu bao bì của doanh nghiệp. Biển quảng cáo tấm lớn chẳng có liên hệ gì với danh thiếp công ty. Và câu slogan có thể phù hợp với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào hay thậm chí cả thương hiệu ở phân khúc kinh doanh khác.

Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu mà trước tiên là đăng ký sở hữu đối với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng, giữ gìn uy tín và hình ảnh thương hiệu cũng như phát triển thương hiệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc một số thương hiệu Việt Nam bị “chiếm đoạt” tại thị trường nước ngoài.

Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, sức mạnh thương hiệu Việt, chợ hàng Việt, tình yêu thương hiệu Việt, chất lượng, hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt-Nam-chất-lượng-cao, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, chợ-hàng-Việt, tình-yêu-thương-hiệu Việt, chất-lượng, hàng-Việt


Một vấn đề đáng chú ý nữa là, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều vụ sản xuất, buôn bán nhập khẩu… hàng nhái, hàng giả, nhãn hiệu đã bị phát hiện và được xử lý, nhưng tệ nạn này vẫn chưa được đẩy lùi.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thương hiệu Việt ngày càng nhận được sự quan tâm và phát triển. Ngày nay, nếu bạn xây dựng một thương hiệu tốt, thế giới sẽ biết đến và trả lời nó. Có rất nhiều cơ hội trong thập kỷ tới đây cho Việt Nam tiếp tục theo đuổi và đưa lộ trình xây dựng thương hiệu lên một tầm cao mới.

Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, sức mạnh thương hiệu Việt, chợ hàng Việt, tình yêu thương hiệu Việt, chất lượng, hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt-Nam-chất-lượng-cao, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, chợ-hàng-Việt, tình-yêu-thương-hiệu Việt, chất-lượng, hàng-Việt

Cùng với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, thương hiệu Việt có cơ hội phát triển mạnh hơn với nhiều mô hình mới. Một trang web thương mại điện tử hội tụ hơn 10.000 thương hiệu Việt Nam chất lượng như Lovie.vn chắc chắn sẽ góp phần lớn vào sự phát triển thương hiệu ở Việt Nam.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

TPP: Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với 96% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là DN nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Kỳ vọng vào xuất khẩu

TPP sẽ hình thành một khu vực mậu dịch tự do chiếm tới 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu với 800 triệu dân được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm. TPP được kỳ vọng sẽ tạo ra một bước nhảy vọt để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩunâng cao năng lực cạnh tranh trong nước.

Sau khi hiệp định được đưa vào thực hiện, trước mắt, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ… sẽ được miễn hoặc giảm thuế đáng kể khi tiếp cận thị trường Mỹ, Australia và các nước đối tác khác.

Trong bối cảnh nhiều DN Việt Nam vẫn đang phải vật lộn vượt khó khăn, thách thức ở cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước, việc DN trông đợi Hiệp định TPP cũng là điều dễ hiểu.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, cả về phương diện kinh tế, thể chế và xã hội. Về kinh tế , theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

TPP, đối tác, Thái Bình Dương, hiệp định, thương mại, WTO, tăng trưởng, GDP, Lovie, thương mại điện tử, hàng Việt Nam, chất lượng, thương hiệu Việt, tình yêu thương hiệu Việt, đối-tác-Thái-Bình-Dương, hiệp-định, thương-mại, WTO, tăng-trưởng, GDP, thương-mại-điện-tử, hàng-Việt-Nam, chất-lượng, thương-hiệu-Việt, tình-yêu-thương-hiệu-Việt
Nhiều ngành kỳ vọng vào xuất khẩu từ hiệp định TPP


Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản,... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Amcham cho biết, việc công bố kết quả đàm phán TPP thành công là tin đáng mừng cho các công ty Mỹ và Việt Nam, các nhà đầu tư, công nhân, nông dân và người tiêu dùng. Trong hơn 2 thập kỷ qua, thương mại Việt-Mỹ đã tăng từ con số gần như bằng 0 lên 40 tỉ USD trong năm nay. Các công ty Mỹ đã đầu tư hàng tỉ USD vào Việt Nam, hội nhập Việt Nam vào chuỗi cung cấp toàn cầu, tạo công ăn việc làm có chất lượng cao cho người lao động Việt Nam, và mở ra một thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ Mỹ.

Bên cạnh TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 cũng được dự báo sẽ mang đến nhiều thách thức cho các DN vì cơ cấu kinh tế Việt Nam tương tự các nước AEC.

Chủ động hội nhập


Gia nhập AEC, TPP cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Ngoài những đòi hỏi sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần tạo cho mình tâm thế chủ động để cải thiện và ứng phó với sức ép cạnh tranh, tận dụng tối đa các cơ hội và thách thức đặt ra.

Theo Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Trịnh Minh Anh, hiện nay các doanh nghiệp ở một số nước như Thái Lan, Malaysia đã đi tắt đón đầu và đang tận dụng rất tốt các cơ hội của AEC.


Vì thế, để cải thiện và ứng phó với sức ép cạnh tranh sắp tới, doanh nghiệp Việt phải luôn học hỏi và giữ tâm thế chủ động trong mọi tình huống. Trước hết là chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu như kê khai nguồn gốc, xuất xứ, kiểm soát chất lượng, chứng nhận sản phẩm…


TPP, đối tác, Thái Bình Dương, hiệp định, thương mại, WTO, tăng trưởng, GDP, Lovie, thương mại điện tử, hàng Việt Nam, chất lượng, thương hiệu Việt, tình yêu thương hiệu Việt, đối-tác-Thái-Bình-Dương, hiệp-định, thương-mại, WTO, tăng-trưởng, GDP, thương-mại-điện-tử, hàng-Việt-Nam, chất-lượng, thương-hiệu-Việt, tình-yêu-thương-hiệu-Việt
Các DN cần chủ động hội nhập ngay trên sân nhà

Bên cạnh đó, cần chủ động nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp… để giữ vững thị phần trong nước đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để đầu tư phát triển.

Một trong những hoạt động mà theo các chuyên gia kinh tế nhìn nhận cần có sự đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới là xúc tiến thương mại thông qua các triển lãm, hội chợ quốc tế trong nước và khu vực.

Đơn cử, trong nước hội chợ Vietnam Expo là hội chợ quốc tế có truyền thống lâu đời nhất được tổ chức thường niên cả ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh và được đánh giá là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng của ngành công thương Việt Nam. Hội chợ Vietnam Expo đã đem lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong nước khi quảng bá, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu ngay tại sân nhà, và ngược lại Vietnam Expo cũng được coi là cánh cửa cho các doanh nghiệp trên thế giới khi bước đầu tới thị trường Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm của Malaysia, Hàn Quốc hay Đài Loan đã rất thành công trong các hội chợ này. Các doanh nghiệp nước này luôn chú trọng đầu tư một cách bài bản để coi Expo các nước không chỉ là một nơi để triển lãm mà còn là cầu nối để tiến vào thị trường các nước.
Rõ ràng, cơ hội từ TPP rất lớn nhưng theo đó là những thách thức không hề nhỏ, DN phải chủ động "xắn tay hành động" ngay từ bây giờ để đón đầu các cơ hội cũng như vượt qua những thách thức này.
<Sưu tập>

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

LOVIE – BƯỚC ĐỘT PHÁ MỚI CHO NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM B2B, B2C

Lovie.vn là nền tảng thương mại điện tử hướng tới những giá trị cốt lõi, mang tới những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người tiêu dùng Việt Nam. 
Lovie, thương hiệu Việt, hàng Việt, chất lượng, thương mại điện tử Việt nam, bán lẻ trực tuyến, website hàng Việt, thương-hiệu-Việt, hàng-Việt, chất-lượng, thương-mại-điện-tử-Việt-nam, bán-lẻ-trực-tuyến, website-hàng-Việt

Với “tham vọng” trở thành “gã khổng lồ Alibaba” mang bản sắc Việt Nam, Lovie.vn khát khao mang tới những sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp với những tính năng vượt trội như:

  • Lovie News: kênh thông tin chuẩn, cập nhật những thông tin mới nhất của các doanh nghiệp
  • Lovie Game: nơi hình ảnh và thương hiệu của các doanh nghiệp có thể in sâu vào tâm trí người tiêu dùng thông qua các game mobile doanh nghiệp
  • Lovie Challenge: sân chơi dành cho các designer, editor, creator thỏa sức sáng tạo qua các cuộc thi làm video, truyện tranh, game mobile...
  • ELovieNền tảng thương mại điện tử với sự kết hợp 2 mô hình B2B và B2C (cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với người tiêu dùng). Bên cạnh đó, Lovie.vn còn phát triển các tính năng tiện ích khác, theo đó, người tiêu dùng có thể thoải mái bày tỏ sự thích thú và ý kiến của mình với doanh nghiệp.

Lovie.vn được thiết kế với giao diện phân loại sản phẩm giúp việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Việc tìm kiếm đối tác, các nhà sản xuất, nhà cung cấp của các thương buôn, doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, Lovie mong muốn giúp đỡ các thương hiệu Việt gắn kết hơn với người tiêu dùng trong nước cũng như góp phần đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam. Tại Lovie.vn, người tiêu dùng cũng có thể tìm thấy hàng ngàn sản phẩm chất lượng cao, chính hãng từ hơn 100 doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam từ các mặt hàng thời trang, đồ gia dụng, thực phẩm & đồ uống, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe&sắc đẹp, tinh dầu, hoa&quà tặng đến đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cho mẹ và bé, dịch vụ tư vấn và bất động sản. Trong tương lai, bạn có thể mua sắm mọi thứ thông qua mạng điện tử trực tuyến trên website Lovie.
 Với các chính sách và điều khoản chặt chẽ, nghiêm ngặt, Lovie cam kết sẽ mang tới những sản phẩm cao cấp với mức giá tốt nhất, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi mua sắm tại Lovie.vn. Thấu hiểu tâm lý tiêu dùng, Lovie còn đưa ra những phương thức thanh toán linh hoạt cho khách hàng lựa chọn thông qua hệ thống Bảo Kim hay trực tiếp thanh toán khi nhận được hàng.
Lovie không chỉ hướng tới việc mang lại những giải pháp mua sắm tối ưu cho người tiêu dùng mà còn muốn biến việc kinh doanh trở nên dễ dàng, đơn giản hơn cho các thương hiệu Việt tại thị trường trong nước và vươn tới tầm quốc tế trong tương lai không xa.