Pages

LOVIE – Bước đột phá mới cho nền tảng thương mại điện tử Việt Nam B2B, B2C

Lovie khát khao mang tới những sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp với những tính năng vượt trội.

TPP: Thách thức với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Với 96% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là DN nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

Tổng quan quá trình xây dựng thương hiệu Việt Nam

Ngày nay, nếu bạn xây dựng một thương hiệu tốt, thế giới sẽ biết đến và trả lời nó.

Lovie – Miền đất hứa cho các lập trình viên, nhà thiết kế, video makers và các thương hiệu Việt

Lovie.vn mang đến một môi trường năng động và hấp dẫn cho sự phát triển công nghệ, kỹ thuật ở Việt Nam mang tên Lovie Challenge

50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng ½ một thương hiệu Malaysia

Chúng ta không cạnh tranh được với các thương hiệu toàn cầu. Khi thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam, việc giữ miếng bánh thị phần của doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn nhiều

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Lovie Game – Kho Game doanh nghiệp hấp dẫn

Lovie Game là kênh cung cấp những ứng dụng game mobile đặc sắc, độc đáo. Tại đây, người chơi, không những được đắm chìm trong thế giới công nghệ đa sắc màu, sinh động và vô cùng bổ ích với những game mang tính giải trí, thư giãn cao mà còn có thể dễ dàng nhận diện được những hình ảnh thương hiệu và sản phẩm chính hãng, cao cấp của các thương hiệu uy tín, hàng đầu Việt Nam.

Lovie Game, Lovie, kho game hay
Bên cạnh đó, những người tham gia còn có cơ hội trúng hàng ngàn giải thưởng trên chính tài khoản game của mình. “Tha hồ vui chơi, thỏa sức mua sắm” là khẩu hiệu mà lovie.vn đặc biệt hướng tới cho các game thủ.

Lovie Game, Lovie, kho game hay

Một ưu điểm nổi trội khác của nền tảng Lovie Game là ở chỗ nó không chỉ dành cho các game thủ, mà đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tạo nên những dấu ấn in sâu vào tâm trí người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm, thương hiệu thông qua những phiên bản game dành cho chính doanh nghiệp của mình.

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Từ thương hiệu quốc gia đến thương hiệu quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, tất cả các công ty đều muốn thương hiệu của mình hướng ra thị trường thế giới để theo kịp xu hướng hội nhập… Vấn đề đặt ra cho các thương hiệu muốn vào sân chơi quốc tế là: Công ty sẽ phát triển thương hiệu đến mức nào? Công ty có toàn cầu hoá phân khúc thị trường và thậm chí cả bản thân sản phẩm không? Trên thực tế mặc dù không ai có thể phủ nhận rằng một thương hiệu nhất quán trên tất cả các thị trường sẽ có rất nhiều lợi thế, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cân nhắc xung quanh việc lựa chọn và áp dụng chiến lược thương hiệuMặc dù các công ty đều lựa chọn theo xu hướng toàn cầu hoá  thương hiệu của mình nhưng không có nghĩa là các khía cạnh của một thương hiệu đều phải được tiêu chuẩn hoá như nhau ở mọi quốc gia. Triết lý ở đây là”Think Globally , Act Locally”.
thương hiệu quốc gia, thương hiệu việt, lovie, thương-hiệu-quốc gia, thương-hiệu-việt
Các thương hiệu quốc tế thường được xây dựng dựa trên 4 nhóm quan điểm:
Nhóm thứ nhất có quan điểm thay đổi càng ít các khía cạnh của thương hiệu càng tốt. Họ xem một thương hiệu mạnh phải là một thương hiệu nhất quán ở bất cứ nơi đâu. Mọi thứ cần phải được đồng nhất, ngoại trừ các quyết định mang tính chiến thuật (tiếp thị trực tiếp tại địa phương và những chiến dịch quảng cáo truyền thông). Kiểu toàn cầu hoá này thường đại diện cho thị trường hàng hoá cao cấp, lĩnh vực làm đẹp và thời trang.
Nhóm thứ hai lại chọn việc thích ứng một cách tối đa các vấn đề về Marketing hỗn hợp. Công ty sẽ thử nghiệm phát triển một chiến dịch Marketing thương hiệu ở một số quốc gia, để xác định khả năng của sản phẩm đó ở thị trường trong nước trước khi đưa ra toàn cầu. Ngành công nghiệp xe hơi tiêu biểu cho loại hình này . Đây là kiểu “Toàn cầu - địa phương”. Khái niệm về quảng cáo toàn cầu có thể giống nhau, song mọi chi tiết là khác nhau để phù hợp với sự khác biệt của từng địa phương.
Nhóm thứ ba là nhóm có tư tưởng toàn cầu hoá ít nhất. Ngược lại với sự mở rộng toàn cầu, nhiều công ty đa quốc gia đã theo đuổi chính sách “đa địa phương “, theo đó ưu tiên theo đuổi xu hướng tiêu dùng cụ thể ở từng thị trường quốc gia. Không chỉ khác nhau về thương hiệu, giá cả và định vị thương hiệu, mà nó còn được hỗ trợ bởi những chiến dịch quảng cáo riêng biệtKiểu này phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm và các thương hiệu hàng tiêu dùng. Nhưng đây là kiểu cổ điển. Những loại sản phẩm hàng tiêu dùng mới đang có xu hướng được tung ra trên toàn khu vực và kể cả toàn cầu (như các sản phẩm đứng đầu thế giới của P&G)
Nhóm thứ tư  gồm các thương hiệu mà thị trường của chúng được quyết định bởi cấu trúc bán hàng và phân phối. Do sự khác nhau rất lớn giữa hệ thống phân phối ở các nước khác nhau dẫn đến khả năng toàn cầu hoá của thương hiệu này rất hạn chế. Ví dụ như các ngành sản xuất đồ gia dụng (đầu hifi, video camera).
Có một điều đáng quan tâm là, những thương hiệu hàng đầu thế giới lại ít xuất hiện trong nhóm đầu tiên. Việc đánh giá được căn cứ vào số quốc gia mà thương hiệu đó có mặt và thị phần tương ứng của chúng. Những thương hiệu mạnh nhất phần nhiều nằm trong nhóm thứ hai. Họ “tư duy một cách toàn cầu và hành động phù hợp với từng địa phương cụ thể”. Coca Cola là đại diện nổi bật cho nhóm này. McDonald’s cũng đã từng bước đổi sang địa phương hoá để phù hợp với khẩu vị và phong cách ăn uống của địa phương, khi nó bắt đầu xâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới – thị trường Trung Quốc.
thương hiệu quốc gia, thương hiệu việt, lovie, thương-hiệu-quốc gia, thương-hiệu-việt

Sự mở rộng hoạt động kinh doanh trên bình diện quốc tế cần phải được xem xét dựa vào sự lớn mạnh của thương hiệu cũng như khả năng chinh phục những thị trường mới, và nhờ đó duy trì lợi thế cạnh tranh về qui mô cũng như về sản lượng. Thông qua quá trình kiểm tra và đánh giá thương hiệu của công ty  và từng thị trường mà công ty nhắm tới, nhà quản trị thương hiệu sẽ có chiến lược phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường một cách hợp lý nhẩt. Tuy nhiên, việc đem một thương hiệu ở quốc gia này sang áp dụng ở quốc gia khác, có những sự khác biệt lớn về địa lý, kinh tế và đặc biệt là văn hoá, đòi hỏi công ty phải quản lý một cách thận trọng và cân nhắc trước các yếu tố này.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Mỹ có Apple, Nhật có Sony, Ý có Gucci, Việt Nam có gì?

Nói đến Mỹ là nói đến tính Sáng tạo, dịch vụ tốt; nói đến Ý là nói đến sự Xa xỉ, Phong cách. Còn nói đến Việt Nam, tôi chỉ nghĩ đến tính Truyền thống như nón bài thơ, áo dài... – sếp công ty định giá thương hiệu Brand Finance cho biết.
TPP, Lovie, thương hiệu Việt, cơ hội, thách thức, doanh nghiệp việt, hội nhập, thuong-hieu Viet, co-hoi, thach-thuc, doanh-nghiep-viet, hoi-nhap

 “Chúng ta biết gì về Ba Lan?”, ông Samir Dixit – Giám đốc Vùng Châu Á – Thái Bình Dương của công ty định giá thương hiệu Brand Finance bắt đầu câu chuyện của mình khi nói về thương hiệu quốc gia tại sự kiện Vietnam Brand Matters.

“Các bạn có biết sản phẩm nào của Ba Lan? Có thể nêu tên một nhà sản xuất phim, một nhà văn, một nhà soạn nhạc? Ai là người Ba Lan nổi tiếng nhất thế giới? Bạn có định đến thăm Ba Lan?...”

Số khách dự hội thảo đó ước tính là 500 người, tất cả đều im lặng.

“Một đất nước nằm kề Đức, có diện tích tương đương Pháp, Tây Ban Nha hoặc Vương quốc Anh, một đất nước có 40 triệu dân, và các bạn hoàn toàn không biết gì về nó”, ông Samir nhận định.

Vậy thế giới biết gì về Việt Nam?

Theo đánh giá của Brand Finance, nói đến Mỹ là nói đến tính Sáng tạo, Dịch vụ tốt, Tham vọng, và người ta có thể kể một loạt thương hiệu của Mỹ như Nike, Apple, Ford, Mc Donald...

Nói đến Ý là nói đến sự Xa xỉ, Phong cách, đầy Cảm hứng. Các thương hiệu có thể kể đến là Gucci, Prada, Ferrari...

Nhật Bản đại diện cho Chất lượng, sự Tôn trọng, tỉ mỉ từng Chi tiết. Đại diện của Nhật Bản là Toyota, Sony, Honda, Canon...

Việt Nam có gì đặc biệt, có gì xuất sắc, khác biệt để khi nói đến một thương hiệu nào đó người ta nghĩ ngay đến Việt Nam?

“Nói đến Việt Nam, tôi chỉ nghĩ đến nón bài thơ, áo dài... Nhắc đến doanh nghiệp Việt thì tôi nghĩ đến Trung Nguyên, Vietnam Airlines, và... Marou – một thương hiệu chocolate sản xuất ở Việt Nam”, ông Samir cho hay.

Thương hiệu càng thấp, hội nhập càng yếu

Để mua lại chỉ một cái tên Apple, người mua sẽ phải bỏ ra hơn 128 tỷ USD, tức gấp đôi số tiền bỏ ra mua thương hiệu của tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

“Chúng ta đang sống trong một nền kinh tế của ý tưởng, một nền kinh tế của tài sản vô hình. Tài sản vô hình là giá trị lớn nhất một công ty có”, ông Samir cho biết.
TPP, Lovie, thương hiệu Việt, cơ hội, thách thức, doanh nghiệp việt, hội nhập, thuong-hieu Viet, co-hoi, thach-thuc, doanh-nghiep-viet, hoi-nhap

Biểu đồ đo lường giá trị kinh tế của các quốc gia trên đây cho thấy tỷ lệ tài sản vô hình của các doanh nghiệp trên toàn cầu ở mức 53%. Điều này có nghĩa những con số hiện hữu trong bảng tài chính kế toán của các doanh nghiệp chỉ có giá trị 47%.

Nhưng rất tiếc, ở Việt Nam, tài sản vô hình chiếm tỷ lệ chưa được một nửa.

“Thương hiệu giúp chúng ta rất nhiều khi gặp việc không may, hoặc có thể có lãi suất vay ngân hàng tốt hơn, sử dụng nhân sự giỏi hơn, xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông... Tất cả những điều đó sẽ tác động đến doanh số, biên lợi nhuận, chi phí hoạt động...”, ông Samir nói.

Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2015 đã giảm 18% so với giá trị năm 2014. Danh sách Top 500 thương hiệu lớn nhất toàn cầu không có một thương hiệu nào đến từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo phân tích của ông Nguyễn Đình Toàn - Giám đốc Marketing của Công ty Masan Beverage chuyên ngành hàng đồ uống của Tập đoàn Masan, trong khi các công ty quốc tế hướng đến các khoản đầu tư bền vững với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ vạch ra mục tiêu với tầm nhìn ngắn hạn. Trong khi các công ty toàn cầu lấy thương hiệu làm chính yếu thì doanh nghiệp Việt đang lấy tình hình kinh doanh làm định hướng.

“Thương hiệu mạnh mang lại một giá trị cạnh tranh cực lớn, có khả năng ngăn các đối thủ cạnh tranh bước vào thị trường của bạn”, ông Toàn nhấn mạnh.

Việc thiếu năng lực quản lý thương hiệu sẽ hạn chế Việt Nam tận dụng được các lợi thế trong kinh doanh.
TPP, Lovie, thương hiệu Việt, cơ hội, thách thức, doanh nghiệp việt, hội nhập, thuong-hieu Viet, co-hoi, thach-thuc, doanh-nghiep-viet, hoi-nhap

Với tình hình này, ông Samir nhận định: Doanh nghiệp Việt rất khó cạnh tranh được với các thương hiệu toàn cầu. Khi thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam, việc giữ miếng bánh thị phần của doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn nhiều.

“Khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, nước nào có thương hiệu yếu sẽ là nước bị thiệt hại”, ông Samir nhìn nhận.

Việc các thương hiệu nước ngoài nhảy vào Việt Nam sẽ kéo dài khoảng cách thị phần giữa các thương hiệu có độ nhận biết cao và các thương hiệu không có độ nhận biết.

Một điều may mắn là “giá trị tiềm ẩn” của Việt Nam gần như tương đồng với mức trung bình của thế giới. Điều này có nghĩa là cũng như các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam có một tiềm năng kinh tế rất lớn chưa được khai phá. Nhưng, Việt Nam sẽ không đạt được một vị thế cạnh tranh tốt nếu các quốc gia khác tìm ra cách tận dụng được “giá trị tiềm ẩn” trước Việt Nam.


Một thực tế cần nhìn nhận là Việt Nam là một nước có ít lợi thế thương mại và tài sản vô hình đã được khai thác (trừ lợi thế thương mại) nhất trong khối các nước ASEAN. Giá trị kinh tế của Việt Nam sẽ được tăng cường nếu Việt Nam có thể chuyển hóa phần nào các “giá trị tiềm ẩn” thành lợi thế thương mại và các tài sản vô hình đã được khai thác.

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam

Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đã khá quen thuộc với những tên tuổi như chodientu.vn, vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, 123mua.vn... Có thể nói họ là những người đi đầu từng có lượng truy cập lớn và doanh thu cao, tuy nhiên với sự xuất hiện những cái tên mới như Lazada, Zalora từ nước ngoài và nhiều đối tượng chuẩn bị ra nhập đã và đang thay đổi cục diện thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.


Ông lớn Lazada và cuộc chơi thương mại điện tử Việt.
Lazada hay Zalora có lẽ là những cái tên đang được giới tiêu dùng qua kênh trực tuyến nhắc đến thường xuyên như những nhà cung ứng hàng hóa với quy mô lớn. Sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Lazada.vn đã chính thức chiếm ngôi vương trên thị trường thương mại điện tử với 36% thị phần, theo báo cáo Thương mại điện tử 2014 từ Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (Bộ Công Thương).

Sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu này đã tạo sức hút khiến nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Đáng chú ý là sự xuất hiện của “ông lớn” trong nước Vingroup. Công ty này dấn thân vào lĩnh vực thương mại điện tử với việc thành lập VinEcom, có vốn điều lệ lên đến hơn 1.000 tỉ đồng. Theo hầu hết chuyên gia trong ngành bán lẻ, VinEcom có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất của Lazada (đặc biệt là về tiềm lực tài chính) trong thời gian tới, sau khi “đại gia” ngoại này đã bỏ xa các đối thủ nội địa. 

Khối nội vốn gặp khó
Đó là những đối thủ từng có lượng truy cập nhiều và doanh thu cao một thời như chodientu.vn, vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, 123mua.vn... Có thể nhìn thấy, trước khi Lazada chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam, thương mại điện tử cũng đã hiện diện hơn chục năm tại đây. Lúc đó, các tên tuổi nội địa vừa kể gần như hoàn toàn làm chủ thị trường.

Tuy nhiên, doanh thu của các sàn giao dịch 5 năm về trước vẫn còn thấp. Chẳng hạn, trong năm 2011, các sàn đạt doanh thu khoảng 111 tỉ đồng, chủ yếu do thu phí từ thành viên tham gia sàn giao dịch (84%). Lý do giải thích cho giá trị giao dịch thấp là vì hệ thống hạ tầng công nghệ chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng chưa tin tưởng nhiều vào loại hình kinh doanh này. Sở dĩ như vậy là do nhiều trang quản lý chưa tốt nên chất lượng hàng hoá không đúng như quảng cáo ban đầu, chính sách đổi hay trả hàng còn nhiều bất lợi cho người tiêu dùng, thời gian giao hàng chậm hay quy trình đặt hàng và thanh toán phức tạp. Thậm chí, ở nhiều sàn giao dịch, các thành viên tham gia phải trả phí cao dù có bán được hàng hay không.

Những rào cản trên lại gây tác động tiêu cực trở lại cho các sàn giao dịch. Điều này khiến cho nhiều cái tên biến mất khỏi thị trường vài năm trước, chủ yếu do không cân đối được thu chi. Chẳng hạn như daugia247.com, b2bvietnam.com, vnemart.com, gophatdat.com...

Rõ ràng, ngay chính trong sân chơi nhỏ và chỉ có các nhà đầu tư nội địa với nhau, sự cạnh tranh cũng đã diễn ra rất khốc liệt. Nếu không có đủ nguồn tài chính để hỗ trợ cho thời kỳ đầu, các doanh nghiệp sẽ khó lòng chịu nổi áp lực chi phí đầu tư quá lớn trong khi nguồn thu chưa rõ ràng.

Sân chơi của Lazada
Sức nóng của các cuộc cạnh tranh giành thị phần trên sàn giao dịch điện tử vừa đề cập càng có cơ hội lan toả mạnh hơn khi các “ông lớn” của nước ngoài bắt đầu hiện diện. Trong số các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thương mại điện tử Việt Nam, không thể bỏ qua Tập đoàn Rocket Internet của Đức với 2 website đình đám là Lazada.vn và Zalora.vn. Mới đây, Lazada.vn đã vươn lên giành lấy ngôi vương với 36% thị phần vào năm 2014, chính thức đánh bật nhiều đối thủ nội địa vốn một thời chiếm lĩnh thị trường như chodientu.vn và vatgia.com. Hiện tại, vatgia.com chỉ còn 3,3% thị phần so với mức 15% của năm 2013. Còn chodientu.vn đã đánh mất vị trí dẫn đầu khi lao dốc không phanh từ mức 29% thị phần xuống còn 1,2%, báo cáo Thương mại điện tử 2014 cho hay.

Sự soán ngôi đột ngột này dù sẽ khiến cho một số người giật mình. Tuy nhiên, một chuyên gia trong ngành bán lẻ (không muốn nêu tên) cho biết trong giai đoạn định hình thương hiệu này, ai không đủ tiềm lực tài chính sẽ khó sống sót. Và Lazada.vn như cậu công tử bột không quá phải bận tâm về chuyện tiền bạc khi Rocket Internet thu hút được lượng vốn khổng lồ đều đặn.

Theo đó, Rocket Internet liên tục bổ sung vốn để đầu tư cho các website thương mại điện tử do họ sở hữu. Ví dụ, đầu tháng 12.2013, công ty này kêu gọi thành công thêm 120 triệu USD cho Zalora (Đông Nam Á) và Iconic (Úc). Còn Lazada ở 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia thì đã thu hút gần 500 triệu USD tính đến cuối năm 2013.


Với tiềm lực này, Lazada đã mạnh tay chi cho tiếp thị trực tuyến, nên càng dễ tiếp cận người tiêu dùng. Không quá khó để nhận thấy điều này khi nhiều trang thông tin điện tử lớn đều có gắn thông điệp quảng bá sản phẩm của Lazada với mức chiết khấu khá cao, thậm chí trên 50% so với giá gốc. Chính sách đổi trả hàng cũng linh hoạt hơn khi có đến 30 ngày để đổi trả sản phẩm và thậm chí là cho đổi sản phẩm ngay cả khi không ưng ý, chứ không phải do sản phẩm bị lỗi; thời gian giao hàng cũng nhanh hơn so với nhiều đối thủ.

Những điều này giúp cho Lazada nhanh chóng thu hút được khách hàng và đạt doanh thu gần 600 tỉ đồng trong tổng số doanh thu hơn 1.600 tỉ đồng của các sàn giao dịch năm 2014. Tuy vậy, có không ít người lo ngại về sự cân đối trong chi phí đầu tư, vận hành, marketing và lợi nhuận mà Lazada.vn thu về. Nhiều chuyên gia cho rằng chủ đầu tư của website này đang đánh đổi lợi nhuận để làm chủ thị trường Việt Nam khi bỏ ra chi phí quá lớn, nhất là chi phí tiếp thị trực tuyến.

Cũng trong cuộc chiến giành thị phần, một số tên tuổi đã tỏ ra đuối sức như vatgia.com và chodientu.vn như đề cập ở trên. Một số thương hiệu Việt Nam khác lại đang củng cố thị phần bằng cách gia tăng nguồn lực tài chính thông qua tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như Sendo.vn (14,4% thị phần) và Tiki.vn (5,4%) cũng đã có sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư chiến lược mang quốc tịch ngoại.

Theo đó, chủ đầu tư của trang Sendo.vn vừa công bố thông tin hợp tác đầu tư chiến lược với 3 tập đoàn dịch vụ internet hàng đầu của Nhật (SBI Holdings, Econtext ASIA, BEENOS). Còn Tiki.vn thì hợp tác với 2 đối tác đến từ Nhật khác là Quỹ đầu tư Sumitomo và CyberAgent Ventures. “Sự hợp tác này không những giúp 2 sàn điện tử nói trên tăng cường năng lực tài chính mà còn cải thiện đáng kể khả năng quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng, quản trị tài chính” ông Trần Ngọc Thái Sơn, Tổng Giám đốc Tiki.vn, trả lời NCĐT.

Từ những tình huống trên, có thể thấy nếu không có tiềm lực tài chính mạnh, sẽ rất khó để trụ lại trong môi trường cạnh tranh phải từ bỏ lợi nhuận để có được thị phần này. Đó là lý do mà nhiều người tin rằng trong số những thành viên đã và đang gia nhập, VinEcom mới là đối thủ cân sức với Lazada.vn.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Xây dựng thương hiệu gạo Việt nhìn từ… thỏi sô cô la Bỉ

Chia sẻ trong phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư vào nông nghiệp” tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu Việt Nam 2015 mới đây, ông Richard Gilmore - Tổng giám đốc Tập đoàn GIC cho hay, thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều bước phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước, góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt tiêu... Tuy nhiên, các ngành này chủ yếu là xuất thô, chưa có thương hiệu trên thế giới và dễ bị tổn thương.

Lovie, thương hiệu Việt, gạo Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thương-hiệu-Việt, gạo-Việt-Nam, xây-dựng-thương-hiệu
Theo ông Richard, nếu như cách đây vài năm, Việt Nam xuất khẩu gạo với giá 400 USD/tấn thì Ấn Độ xuất khẩu với giá 600 USD/tấn. Như vậy, với giá xuất khẩu trên, người nông dân Ấn Độ đang thu được nhiều tiền hơn nông dân Việt Nam.

“Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác vận chuyển hàng hóa. Nếu các quốc gia khác như Thái Lan có nhiều sản phẩm, nhãn hiệu thì Việt Nam cũng hoàn toàn tạo ra thương hiệu lớn trên thế giới từ mặt hàng gạo. Việt Nam nên hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm” - ông Richard nói.

Bên cạnh đó, ông Richard cũng cho rằng, Việt Nam đứng vị trí thứ nhất, thứ hai về xuất khẩu nông sản trên thế giới nhưng ngành nông nghiệp đang phải gặp phải đối mặt khác biệt so với các quốc gia khác. Sự khác biệt này chính là vấn đề hóa chất, thuốc trừ sâu, năng suất lao động thấp, chưa có nhiều áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Vấn đề hóa chất, thuốc trừ sâu… khiến gạo Việt Nam mất đi chỗ đứng trên thế giới. Giá gạo xuất khẩu ngày càng giảm. Và hệ quả của nó là người nông dân vốn đã chịu thiệt lại càng thêm khó khăn. Do vậy, để giải quyết vấn đề này cần có sự chung tay của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Cũng trong phần thảo luận tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho hay, mặc dù không phải là một quốc gia có lợi thế về nông nghiệp nhưng Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lúa gạo và thủy sản.

Tuy nhiên, ngành lúa gạo đang gặp khó khăn khi kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm, gạo Việt Nam chịu cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới.

Ông Doanh lo ngại, trong thời gian tới khi hội nhập sâu rộng hơn, ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những ngành vốn được coi là thế mạnh sẽ gặp khó khi cạnh tranh gia tăng.

Lovie, thương hiệu Việt, gạo Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thương-hiệu-Việt, gạo-Việt-Nam, xây-dựng-thương-hiệu

“Tới đây, chúng tôi tập trung tái cơ cấu nông nghiệp, quan tâm đến các ngành hàng có chuỗi giá trị cao, gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau, đồng thời xây dựng thương hiệu. Chẳng hạn như mới đây, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Theo đó, đến năm 2020 có 20% gạo xuất khẩu thương hiệu Việt Nam” – Thứ trưởng Doanh cho biết.

Còn theo ông Michael Louis Rosen - Phó Chủ tịch PAN Group, nông nghiệp là lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam và Việt Nam có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển lâu dài. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để tận dụng được tiềm năng và lợi thế?

Liên quan đến câu chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, ông Michael đưa ra ví dụ về thỏi sô cô la mang thương hiệu Bỉ nhưng có nguồn gốc từ cacao của Việt Nam.

Lovie, thương hiệu Việt, gạo Việt Nam, xây dựng thương hiệu, thương-hiệu-Việt, gạo-Việt-Nam, xây-dựng-thương-hiệu

“Tôi đưa ra ví dụ về thỏi sô cô la mang thương hiệu Bỉ, được làm từ nguyên liệu là cacao của Việt Nam để các bạn thấy rằng, rõ ràng Việt Nam có cơ hội, có nguồn nguyên liệu nhưng tại sao lại không có thỏi sô cô la mang thương hiệu Việt Nam? Vấn đề ở đây chính là giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn thấp” – ông Michael chia sẻ.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Elovie – website bán lẻ với sự hội tụ của các thương hiệu Việt uy tín

Hàng giả là vấn nạn gây nhức nhối cho xã hội, khiến người dân hoang mang, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp, làm thất thu thuế của Nhà nước. Trong thời kỳ hội nhập, hoạt động này cũng đang làm xấu đi môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
 Elovie, tình yêu thương hiệu Việt, thương mại điện tử, mua hàng Việt Nam, hàng việt nam chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, thương-mại-điện-tử, mua-hàng-Việt-Nam, hàng-việt-nam-chất-lượng, bảo-vệ-người-tiêu-dùng

Hiện nay, nhiều thương hiệu Việt với những sản phẩm chất lượng đang phải gồng mình cạnh trang với hàng loạt các sản phẩm giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái tràn lan, lẫn lộn; người tiêu dùng loay hoay không biết nên mua sắm sao cho an toàn, đảm bảo.

Với mong muốn làm cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam và người tiêu dùng, Lovie tạo ra một sàn thương mại điện tử B2C mang tên Elovie hội tụ những thương hiệu Việt Nam uy tín, chất lượng, đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

Elovie, tình yêu thương hiệu Việt, thương mại điện tử, mua hàng Việt Nam, hàng việt nam chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, thương-mại-điện-tử, mua-hàng-Việt-Nam, hàng-việt-nam-chất-lượng, bảo-vệ-người-tiêu-dùng


Elovie hướng tới trở thành website bán lẻ tốt nhất Việt Nam, giúp người tiêu dùng Việt Nam có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm của Việt Nam, hàng Việt Nam chất lượng cao và đồng thời giúp quảng bá thương hiệu Việt uy tín, chất lượng.

Với kỳ vọng đến năm 2016 hội tụ 1000 nhà cung cấp có Thương hiệu Việt và 1.000.000 thành viên đăng ký website, Elovie sẽ tạo ra một môi trường mua sắm an toàn, nhanh chóng cho người Việt và hỗ trợ quảng bá thương hiệu Việt uy tín.

Là một website chuyên về lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Việt Nam, hội tụ các thương hiệu Việt Nam chất lượng và uy tín trên thị trường. Đây là nơi người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng với sự đảm bảo thương hiệu từ chính các nhà cung cấp Việt.

Elovie, tình yêu thương hiệu Việt, thương mại điện tử, mua hàng Việt Nam, hàng việt nam chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, thương-mại-điện-tử, mua-hàng-Việt-Nam, hàng-việt-nam-chất-lượng, bảo-vệ-người-tiêu-dùng


Bên cạnh đó, Lovie.vn còn phát triển các tính năng tiện ích khác, theo đó, người tiêu dùng có thể thoải mái bày tỏ sự thích thú và ý kiến của mình với doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ được đánh giá các thương hiệu trên Elovie sau khi sử dụng, đồng thời được giới thiệu những thương hiệu Việt chất lượng khác chưa có trên Elovie và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. Người tiêu dùng sẽ có tiếng nói hơn và góp phần xây dựng thương hiệu chất lượng cho Việt Nam.

Lovie.vn tạo ra một thị trường hàng hóa riêng biệt, đẳng cấp, chất lượng nhất Việt Nam, là công cụ giúp các Thương hiệu Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra toàn cầu.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng ½ một thương hiệu Malaysia

Đối với mỗi doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là một cụm từ rất mơ hồ về khả năng đánh giá, nhưng cũng vô cùng quan trọng, bởi nó chính là danh tiếng của doanh nghiệp sau này.
Vậy yếu tố nào quyết định giá trị một thương hiệu?

Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành: việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu, sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.

Theo công bố của Brand Finance, hầu hết thương hiệu đắt giá tại Việt Nam đều là những thương hiệu rất thông dụng, được nhiều người biết tới như Vinamilk, Viettel, Mobifone, FPT, Vietcombank,...
thương hiệu Việt chất lượng, giá trị thương hiệu, lovie, tình yêu thương hiệu Việt, sức mạnh thương hiệu Việt, giá trị, thương-hiệu-Việt-chất-lượng, giá-trị-thương-hiệu, lovie, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, giá-trị

Giá trị thương hiệu nằm trong các yếu tố vô hình của các công ty. Đáng tiếc là tại Việt Nam, phần yếu tố này đang bị xem nhẹ. Các yếu tố vô hình mới chỉ đóng góp 38% trong tổng giá trị một doanh nghiệp Việt Nam, trong khi tỉ lệ này trung bình trên thế giới là 53%.

Chẳng hạn với Vinamilk, tỷ lệ này chỉ ở mức 23%. Một số ngành hàng tiêu dùng có độ nhận biết cao cũng có tỉ lệ tốt hơn, như Vinacafe, tỉ lệ giá trị vô hình trên tổng giá trị công ty đạt 36%.

Ngược lại là nhóm ngành sản xuất. Thép Hòa Phát, một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành thép Việt Nam, giá trị thương hiệu không đáng kể khi chỉ đáng 5% trên tổng giá trị doanh nghiệp.

“Nếu tỷ lệ này cao, chính thương hiệu đã tạo nên doanh số cho doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này thấp, cần xem lại tiền cho quảng bá thương hiệu đang đầu tư thế nào”, ông Samir Dixit - Giám đốc Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Brand Finance, cho biết.

Tổng giá trị thương hiệu toàn cầu là 7.000 tỷ đô, tăng 11%. So với tỷ lệ quốc tế, đáng lẽ Việt Nam phải tăng mạnh hơn vì mô hình kinh tế ở mức thấp, nhưng tổng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam là 67,3 tỷ USD – không tăng trưởng. Chưa kể đến giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam sụt giảm tới 18%, từ 172 tỷ USD năm 2014 xuống còn 139,5 tỷ USD năm 2015.

thương hiệu Việt chất lượng, giá trị thương hiệu, lovie, tình yêu thương hiệu Việt, sức mạnh thương hiệu Việt, giá trị, thương-hiệu-Việt-chất-lượng, giá-trị-thương-hiệu, lovie, tình-yêu-thương-hiệu-Việt, sức-mạnh-thương-hiệu-Việt, giá-trị


“Điều này có nghĩa chúng ta không cạnh tranh được với các thương hiệu toàn cầu. Khi thương hiệu toàn cầu vào Việt Nam, việc giữ miếng bánh thị phần của doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn hơn nhiều”, ông Samir nói.

Ông Samir dẫn chứng, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 ở Việt Nam là 5,5 tỷ USD. “Một thương hiệu như Petronas của Malaysia đã gần gấp đôi con số này”.

Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp nội địa cần phải chú ý nhiều hơn nữa đến việc xây dựng thương hiệu – tài sản vô hình quan trọng nhất để tạo ra những giá trị lớn cho bản thân doanh nghiệp đó, cũng như cho các bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác, khách hàng hay công chúng nói chung.

Không những thế, cần phải chú ý đến việc xây dựng thương hiệu Việt, tạo khối thương hiệu vững mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu của nước ngoài, tăng giá trị của các thương hiệu nội địa.

<Sưu tầm>